Sữa bột làm từ gì? Sữa bột là dạng sản phẩm sữa ở dạng bột khô. Đây là kết quả của ngành công nghiệp thực phẩm, thức uống dinh dưỡng này gần như xuất hiện trong mỗi gia đình, dạng sản phẩm này xuất hiện song song với sữa tươi trên thị trường và các sản phẩm bơ sữa khác.

Cách chế biến sữa bột hay được nhắc đế là phương pháp bốc hơi sữa nước sau đó để khô và tán nhỏ, nghiền thành dạng bột, người ta còn có thể sản xuất sữa bột bằng phương pháp sấy phun. Mục đích sản xuất sữa bột chính là tăng khả năng bảo quản, lưu trữ và sử dụng so với sữa nước do làm khô là phương pháp phổ biến nhằm giảm khả năng bị hỏng của thực phẩm, thông qua đó tăng thời gian bảo quản đồng thời còn giúp giảm khối lượng của sữa.

Sữa bột có tốt không?

Sữa bột từ trước đến nay vẫn là nguồn dưỡng chất quý giá và lý tưởng cho cơ thể con người. Việc sử dụng giúp cho cơ thể phát triển, tăng cường kháng thể tự nhiên và hệ miễn dịch mà còn giúp bạn phòng ngừa bệnh tật. Ví dụ như các sản phẩm của Elife ngoài những tác dụng trên thì còn có tác dụng bổ sung canxi và MK7, các nguyên tố vi lượng, hỗ trợ đường ruột và bổ sung protein.

Tiêu chuẩn chất lượng của sữa bột

ISO 5542 : 1984 Sữa. Xác định hàm lượng protein -– Phương pháp nhuộm màu đen Amido (Milk - Determination of protein content - Amido black dye-binding method).

TCVN 4830-89 (ISO 6888 : 1983) Vi sinh vật học. Hướng dẫn chung phương pháp đếm vi khuẩn staphylococcus aureus. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc.

TCVN 4991 - 89 (ISO 7937 : 1985) Vi sinh vật học. Hướng dẫn chung về phương pháp đếm clostridium perfringens. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc.

TCVN 5165 - 90 Sản phẩm thực phẩm. Phương pháp xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí.

TCVN 5533 : 19991 Sữa đặc và sữa bột. Xác định hàm lượng chất khô và hàm lượng nước.

TCVN 5779 : 1994 Sữa bột và sữa đặc có đường. Phương pháp xác định hàm lượng chì.

TCVN 5780 : 1994 Sữa bột và sữa đặc có đường. Phương pháp xác định hàm lượng asen (As).

TCVN 6262-1 : 1997 (ISO 5541-1 : 1986) Sữa và sản phẩm sữa -– Định lượng Coliform. Phần 1: Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 30 oC.

TCVN 6262-2 : 1997 (ISO 5541-2 : 1986) Sữa và sản phẩm sữa -– Định lượng Coliform. Phần 2: Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất ở 30 oC.

TCVN 6265 : 1997 (ISO 6611 : 1992) Sữa và sản phẩm sữa. Định lượng đơn vị khuẩn lạc nấm men và/hoặc nấm mốc. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 25 oC.

TCVN 6400 : 1998 (ISO 707 : 1997) Sữa và sản phẩm sữa. Hướng dẫn lấy mẫu.

TCVN 6402 : 1998 (ISO 6785 : 1985) Sữa và sản phẩm sữa -– Phát hiện Salmonella.

TCVN 6505-1 : 1999 (ISO 11866-1 : 1997) Sữa và sản phẩm sữa -– Định lượng E.Coli giả định. Phần 1: Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất (MPN).

TCVN 6505-2 : 1999 (ISO 11866-2 : 1997) Sữa và sản phẩm sữa -– Định lượng E.Coli giả định. Phần 2: Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất (MPN) dùng 4 metylumbeliferyl-b-D-Glucuronit (MUG).

TCVN 6505-3 : 1999 (ISO 11866-3 : 1997) Sữa và sản phẩm sữa -– Định lượng E.Coli giả định. Phần 3: Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 44 oC sử dụng màng lọc.

TCVN 6511 : 1999 (ISO 8156 : 1987) Sữa bột và sản phẩm sữa bột. Xác định chỉ số không hoà tan.

TCVN 6685 : 2000 (ISO 14501 : 1998) Sữa và sữa bột -– Xác định hàm lượng aflatoxin M1. Làm sạch bằng sắc ký chọn lọc và xác định bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao.

TCVN 6843 : 2001 (ISO 6092 : 1980) Sữa bột. Xác định độ axit chuẩn độ (phương pháp chuẩn).

TCVN 7084 : 2002 (ISO 1736 : 2000) Sữa bột. Xác định hàm lượng chất béo. Phương pháp khối lượng (phương pháp chuẩn).

Định nghĩa

Sữa bột nguyên chất (Whole milk powder): Sữa bột chứa từ 26% đến 42% hàm lượng chất béo.

Sữa bột tách một phần chất béo (Partly skimmed milk powder): Sữa bột chứa từ 1,5% đến 26% hàm lượng chất béo.

Sữa bột gầy (skimmed milk powder): Sữa bột chứa nhỏ hơn 1,5% hàm lượng chất béo.

Yêu cầu kỹ thuật

Nguyên, phụ liệu:

Sữa tươi, sữa bột và các loại chất béo sữa, chất béo thực vật.

Đường: Sacaroza, lactoza, glucoza...

Các chỉ tiêu cảm quan của sữa bột, được qui định như dưới đây